CPI “ĐỨNG YÊN” TUY NHIÊN LŨY KẾ GIẢM ĐỘT NGỘT, LIỆU CÓ TÍCH CỰC ?

Tổng cục Thống kê vừa cập nhật báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 ổn định so với tháng trước và tăng 1,89% so với tháng 12/2023. Bình quân 8 tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tháng 8/2024 tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (4,04%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Xét về CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) lũy kế tháng của Việt Nam có sự giảm đột ngột từ tháng 7 (4,36%) xuống tháng 8 (3,45%). Đây có thể là tín hiệu tích cực trong bối cảnh lãi suất cao, vì lạm phát giảm có thể giảm áp lực lên lãi suất. Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thời gian tới lãi suất thấp, thì tiếp tục giảm như thế này này cũng cần được theo dõi thêm để đảm bảo rằng đây không phải là dấu hiệu của suy giảm nhu cầu tiêu dùng.

Trong một nền kinh tế duy trì lãi suất thấp, nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không tăng đáng kể, điều này có thể là dấu hiệu của sự suy yếu thay vì sức mạnh của nền kinh tế. Dưới đây là một số yếu tố cần cân nhắc: Lãi suất thấp thường nhằm kích thích nền kinh tế: Khi lãi suất thấp, chi phí vay vốn trở nên rẻ hơn, kích thích chi tiêu và đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

CPI không tăng có thể là dấu hiệu của cầu tiêu dùng yếu: CPI thường tăng khi có sự gia tăng trong nhu cầu tiêu dùng. Nếu lãi suất thấp mà CPI không tăng, điều này có thể chỉ ra rằng người tiêu dùng và doanh nghiệp không tự tin vào tương lai kinh tế và không tăng chi tiêu.

Điều này có thể dẫn đến giảm phát hoặc lạm phát thấp, cả hai đều có thể phản ánh sự yếu kém trong tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế có thể đối mặt với giảm phát hoặc đình lạm: Nếu lãi suất thấp nhưng CPI không tăng, đó có thể là dấu hiệu của giảm phát (giá cả giảm) hoặc đình lạm (nền kinh tế trì trệ với lạm phát thấp). Cả hai đều là tình trạng đáng lo ngại trong kinh tế, cho thấy hoạt động kinh tế kém hiệu quả.

Trong bối cảnh một số tổ chức tài chính đã dự phóng tiến trình giảm lãi suất trong thời gian tới

– Ngày 18/09/2024: Giảm 25 điểm cơ bản xuống mức 5,00-5,25%

– Ngày 07/11/2024: Giảm 50 điểm cơ bản xuống mức 4,50-4,75%

– Ngày 18/12/2024: Giảm 25 điểm cơ bản xuống mức 4,25-4,50%

– Ngày 25/01/2025: Giảm 50 điểm cơ bản xuống mức 3,75-4,00%

– Ngày 19/03/2025: Giảm 25 điểm cơ bản xuống mức 3,50-3,75%

Nguồn: Charlie Bilello

Tóm lại, nếu trong bối cảnh một nền kinh tế với lãi suất thấp nhưng CPI không tăng có thể là dấu hiệu của nền kinh tế suy yếu, suy giảm nhu cầu tiêu thụ hơn là triển vọng tích cực của nền kinh tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *