TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2024

Thế giới ( MỸ)

  • Các số liệu vĩ mô đang cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang rất tốt, khó có một cuộc khủng hoảng kinh tế.
  • Thu nhập bình quân GDP Mỹ phục hồi từ -2% lên +4,9%.
  • Kì vọng của các tổ chức tài chính ( Goldman Sachs về việc cắt giảm lãi suất tối thiểu 2 lần trong năm 2024)
  • Trong giai đoạn cuối của quá trình tăng lãi suất, tỷ giá đồng USD thường tăng mạnh lên và ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi.

Việt Nam:

  • Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở tất cả các lĩnh vực dự kiến tăng trưởng GDP từ 6-6,5%.
  • Định hướng chính phũ khá rõ ràng về việc nới lỏng tiền tệ, giải ngân vốn đầu tư công (hơn 250 nghìn tỷ) nhằm phục hồi kinh tế
  • Áp lực tỷ giá đồng USD tăng cao do : (1) lãi suất chênh lệch âm; (2) thị trường vàng trong nước chênh lệnh so với giá vàng quốc tế do sức mua nhu cầu trong nước tăng cao.
  1. Vĩ mô nền kinh tế

1.1. Kinh tế Mỹ : Trong biên bản công bố Summary Economic Projections được công bố vào cuộc họp FOMC của FED vào tuần trước, có một số điểm đáng chú ý :

  • Chỉ số thu nhập bình quân (GDP) của Mỹ đang có sự phục hồi tích cực từ đại dịch covid Q2/2022 từ -2% đi lên 4,9% và có sự điều chỉnh về 3,2% do những yếu tố bất ổn về địa chính trị cũng như chính sách tài khóa Mỹ.
  • So với các số liệu nền kinh tế vào tháng cuối năm 2023 thì hiện tại các dữ liệu đang đi theo hướng có lợi nhiều hơn. Ví dụ như Real GDP thay vì dự báo của tháng 12 chỉ ở mức 1.4 thì hiện tại tháng 3 ở mức 2.1
  • Đồng thời cũng điều chỉnh mức tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 4. Chỉ số về lạm phát PCE thì giữ nguyên nhưng PCE cốt lõi thì điều chỉnh theo hướng đi lên.
  • Điểm đáng chú ý nhất là mặc dù nền kinh tế sau 3 tháng có sự cải thiện rõ rệt nhưng FED vẫn giữ nguyên quan điểm về lãi suất trước đó ( tối thiểu 2 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024) . Đáng lẽ khi nền kinh tế có dấu hiệu mạnh hơn, PCE có xu hướng tăng thì FED phải nghĩ về câu chuyện neo lãi suất cao hơn thế nhưng vẫn giữ nguyên quan điểm như vậy.
=> Việc này có thể FED họ vẫn nghĩ rằng nền kinh tế Mỹ có khả năng xấu dần hơn vào giai đoạn cuối năm quý 3 hoặc quý 4 trùng vào thời gian FED sẽ bắt đầu hạ lãi suất. Tuy nhiên,các chuyên gia của Goldman Sachs cho rằng Fed sẽ bắt đầu hạ lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản mỗi quý từ quý 2/2024, nhưng không chắc chắn về tốc độ. Về dài hạn, các chuyên gia kỳ vọng lãi suất sẽ dần quay đầu, về mức ổn định 3-3,25%.
– Mỹ đang thận trọng hơn trong tiến trình cắt giảm lãi suất, phần đa thị trường đang kì vọng mức lãi suất sẽ giảm 75 điểm trong năm 2024.
  • Câu chuyện tỷ giá bị ảnh hưởng bởi đồng USD tăng mạnh, thị trường vàng trong nước tăng cao do chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới.
  • Về tỷ giá, nhiều chuyên gia đánh giá, Việt Nam vẫn là trung tâm xuất khẩu, đầu tư nước ngoài. Do đó về lâu dài, Khi Việt Nam vẫn duy trì thặng dư xuất khẩu, thu hút FDI, cộng thêm hỗ trợ lãi suất thế giới giảm thì tỷ giá không phải vấn đề quá lo ngại. Động thái bơm hút tiền của Ngân hàng Nhà nước chỉ là tạm thời.
  • Một lý do khiến tỷ giá tăng nóng là do việc chênh lệch giữ giá vàng trong nước và thế giới. Khi nhu cầu trong nước tăng cao, người dân đổ xô mua vàng bằng VNĐ, NN thì nhập vàng thế giới về bằng USD điều này làm mất cân bằng tỷ giá cũng tạo áp lực lên đồng USD
  • Do đó để hạ nhiệt tỷ giá khi đang neo quá cao, giải pháp đặt ra là sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ để hạ nhiệt tỷ giá cũng như bình ổn thị trường vàng là điều cần thiết ở thị trường hiện tại.

1.2. Kinh tế Việt Nam :

Xét về tính chu kỳ trong bối cảnh hiện tại, thị trường mới đang trong giai đoạn “phản ứng” khi thời kỳ đầu nền kinh tế lấy lại tăng trưởng, giá tài sản phục hồi trở lại, lợi suất trái phiếu đi lên, lạm phát duy trì ổn định.
Một số động lực tăng trưởng chính nền kinh tế trong nước :
  • Theo số liệu Báo cáo tình hình kinh tế – Quý I/2024 của Cục thống kê kì vọng GDP tăng trưởng của quý 1 kì vọng tăng 5,66% và cả năm 2024 là 6-6,5% tương đương mức lạm phát kìm hãm về mức 3,72%=> Kì vọng nhịp phục hồi kinh tế của VN tăng trường cho đến cuối 2024.
  • Xuất khẩu đang cải thiện dần, tuy nhiên sẽ khó tăng trưởng cao như giai đoạn 2021-2022 do lúc đó thế giới bị phong toả, người dân các nước chuyển từ tiêu dùng dịch vụ sang tiêu dùng hàng hoá; đứt gãy chuỗi cung ứng khiến các nhà bán lẻ nhập khẩu nhiều để tích trữ, phòng ngừa.
Vốn đầu tư FDI nước ngoài là điểm sáng khi Việt Nam được thế giới lựa chọn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. “Cộng thêm tác động của biến động địa chính trị thế giới, Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến dòng vốn FDI chảy vào mạnh mẽ,” ông Thế Anh chia sẽ.
  • Khối ASEAN đang thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI do đặc điểm tiềm năng về thị trường nhân công rẻ, chi phí sản xuất thấp.
  • Việt Nam có thể thu hút được nhiều hơn dòng vốn FDI chất lượng cao từ Mỹ và Tây Âu thông qua nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ hay Hiệp định bảo hộ đầu tư với EU.
  • Động lực giải ngân đầu tư công, khi Chính phủ đang đặt mục tiêu 2024 giải ngân lũy kế 38,3% tổng vốn đầu tư công.Lũy kế 2 tháng đầu năm 9,13% tương đương 43 nghìn tỷ.
  1. Hệ thống KRX, Thị trường mới nổi

  • Hiện Việt Nam còn một số tiêu chí chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nâng hạng của hai tổ chức MSCI và FTSE Russell, trong đó có hai tiêu chí cơ bản nhất đó là giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài và vấn đề ký quỹ trước giao dịch (pre-funding).
“Nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng, VinaCapital ước tính tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ chiếm khoảng từ 0,7% đến 1,2% trong rổ chỉ số thị trường mới nổi của MSCI và FTSE Russell, và dòng vốn nước ngoài đổ thêm vào thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đạt 5-8 tỷ USD.”
  • Các nền tảng cơ bản cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vẫn mạnh mẽ bất chấp tình trạng tăng trưởng tạm thời trì trệ. Chính phủ Việt Nam đã có hành động xử lý những sai phạm trên thị trường tài chính.
  • Thị trường hiện đang phục hồi sau cú sốc lãi suất đột ngột do sự gián đoạn gây ra. Tuy nhiên hiện nay, với mặt bằng lãi suất thấp và thanh khoản dồi dào, tăng trưởng kinh tế đang tăng tốc trở lại.
  • TTCK Việt Nam được vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi từ 2018, đến nay còn 2 rào cản lớn là tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) và ký quỹ trước giao dịch (pre-funding).
  • Đến hiện tại, Bộ Tài chính đang sửa đổi một số điều luật và dự kiến triển khai ngay trong 6 tháng đầu năm nay để gỡ nút thắt pre-funding. Giải pháp kỹ thuật đưa ra là trao quyền quyết định tỷ lệ ký quỹ cho CTCK. Một vài công ty chứng khoán lớn có nhiều khách hàng là tổ chức nước ngoài sẽ được áp dụng đầu tiên.
  • Về room ngoại, ông Sơn cho rằng khả năng cao Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp giống Thái Lan là sử dụng chứng chỉ quỹ không có quyền biểu quyết.
  • Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin mới (KRX) được thử nghiệm trong tháng 3 và sẽ sớm áp dụng vào thực tế. Việc công bố thông tin bằng tiếng Anh cũng áp dụng ngay từ đầu 2025.
  • Với những giải pháp trên, kỳ vọng FTSE sẽ công bố Việt Nam được nâng hạng lên mới nổi thứ cấp vào kỳ đánh giá tháng 3/2025, đến tháng 9/2025 chính thức được vào. Lộ trình nâng hạng tại MSCI sẽ kéo dài hơn. Cụ thể, tại kỳ đánh giá tháng 6/2024, MSCI thu thập phản hồi của nhà đầu tư quốc tế và đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng. Đến kỳ đánh giá 6/2025, MSCI thông báo Việt Nam được nâng hạng và đến kỳ đánh giá tháng 9/2026 mới chính thức được vào chỉ số các thị trường mới nổi thứ cấp của MSCI.
  1. Câu chuyện phục hồi sau hạ lãi suất của các Doanh nghiệp

  • Nhìn chung, lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm vẫn duy trì quanh 5%, cộng tăng trưởng thực của nền kinh tế sẽ giúp hỗ trợ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên sàn, đặc biệt là các doanh nghiệp không chịu sức ép vay nợ nước ngoài.
  • Với lãi suất trong nước thấp, chi phí vốn của các doanh nghiệp sẽ giảm. Những doanh nghiệp hướng ra thị trường xuất khẩu được hưởng lợi nhờ nhu cầu thế giới tăng trở lại và tỷ giá mất giá đôi chút.
  • Xét về thị trường 1, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm nhưng chưa tương xứng với mức giảm của mặt bằng lãi suất huy động trong khi tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm 2024 giảm so với cuối năm 2023. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng tháng 01 giảm -0.6% YTD trong khi bước sang một nửa tháng 02/2024, con số này tiếp tục giảm -1% YTD.
  • Cho dù tín dụng được cho rằng sẽ hồi phục dần từ cuối tháng trước, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước dự báo sẽ chỉ cải thiện dần từ Quý 2/2024 trở đi. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước dù đã qua vùng đáy nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đo đó NHNN cần triển khai tập trung đẩy mạnh giải pháp tăng trưởng tín dụng, tăng cường rà soát, đơn giản hóa các thủ tục cho vay để tăng khả năng tiếp cận vốn của khách hàng, qua đó cải thiện chính sách tiền tệ, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát đang có dấu hiệu quay trở lại
  • Xu hướng gia tăng nhập khẩu, tích trữ hàng tồn kho chuẩn bị cho tương lai :
  • Hoạt động sản xuất tiếp tục cải thiện, Chỉ số số PMI ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục xu hướng mở rộng trong tháng 02/2024 sau khi đạt 50.4 điểm – tăng nhẹ 0.1 điểm so với cùng kỳ tháng trước khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới được cải thiện giúp niềm tin của các doanh nghiệp trở nên cao nhất trong một năm trở lại đây.
  1. Tín hiệu hỗ trợ bơm dòng tiền vào thị trường chứng khoán

  • Thị trường chứng khoán đang đứng trước con sóng lớn thứ 4 mang tên nâng hạng. Ba đợt sóng tăng trước gồm WTO (2007-2008), sóng thoái vốn (2017 – 2018), sóng Covid-19 (2021 – 2022). Trong khoảng 2 năm trước khi nâng hạng, các thị trường thường tăng 40 – 50%. Theo đó, Việt Nam có thể vượt qua vùng đỉnh giai đoạn 2021 – 2022 và đi lên hẳn đỉnh cao mới.
  • Mức P/E trong các giai đoạn điều chỉnh thị trường thường ở vào mức 17.x thì hiện tại theo thống kê với EPS quý IV/2023 thì P/e thị trường đang ở mức 16.6, nên vẫn có thể tăng mạnh về mức cao hơn 17-18 trước khi có kết quả kinh doanh quý I được thống kê trở lại
  • Về thị trường chứng khoán, các yếu tố ảnh hưởng là lãi suất, tỷ giá, lạm phát. Các điều kiện tài chính thế giới (nhiều ngân hàng trung ương lớn đã quay đầu về chính sách tiền tệ) đang ủng hộ, khi lạm phát đã chững lại và đi xuống.
  • Trong nước, định hướng Chính phủ vẫn duy trì lãi suất thấp. Lãi suất huy động dao động quanh 5% vẫn là điều kiện hỗ trợ cho thị trường chứng khoán. => Định hướng khá rõ ràng của NHNN về chính sách tiền tệ nhằm phục hồi kinh tế.
  • Về lạm phát, những năm vừa qua Việt Nam đã kiểm soát tốt. Hiện giá cả thế giới không đáng ngại, tuy nhiên trong nước cần lưu ý xu hướng lạm phát có thể tăng dần vào cuối năm, do sự hồi phục của tiêu dùng trong nước, tăng lương trong hệ thống công chức, điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu như điện nước, y tế, giáo dục…
  1. Câu chuyện ngành tiềm năng trong 2024.

Các ngành kỳ vọng có lợi nhuận tăng mạnh nhất gồm Thép, Cao su, Chứng khoán, Bản lẻ và Chăn nuôi. Đồng thời mùa đại hội cổ đông năm 2024 với các thông tin kế hoạch kinh doanh, tăng vốn, chia cổ tức,… được công bố sẽ tạo ra nhiều cơ hội phân hóa tại các nhóm cổ phiếu.
  1. Thép : Lợi nhuận ngành thép được kỳ vọng sẽ phục hồi đáng kể trên mức nền thấp cùng kỳ với các luận điểm sau: nhu cầu nội địa tăng trở lại nhờ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và thị trường bất động sản trong nước ấm dần lên; các thị trường xuất khẩu lớn của ngành thép Việt Nam như EU, các nước Đông Nam Á kỳ vọng cải thiện khi nền kinh tế phục hồi; giá nguyên vật liệu đầu vào như than, quặng sắt hạ nhiệt giúp cải thiện biên lợi nhuận; mặt bằng lãi suất hạ nhiệt cũng giúp các doanh nghiệp thép tiết giảm được chi phí lãi vay.
  1. Cao su : Đối với lĩnh vực cao su, tại thị trường giao ngay, bình quân 2 tháng đầu năm 2024, giá cao su thế giới đạt xấp xỉ 1.600 USD/tấn, cao hơn 12% so với cùng kỳ 2023 và cao hơn 15% so với bình quân cả năm 2023. Ngành cao su trong nước cũng hưởng lợi khi giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2024 đạt 427 triệu USD (tăng 21% so với cùng kỳ), đơn giá xuất khẩu tương ứng tăng 12% so với cùng kỳ 2023.
  • Trong đó, thị trường Trung Quốc phục hồi tích cực khi giá trị xuất khẩu tăng 14% so với cũng kỳ, tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam với tỷ trọng khoảng 74% tổng kim ngạch.
  • Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cao su với quỹ đất khu công nghiệp lớn có nhiều tiềm năng trong trung dài hạn với triển vọng dòng vốn FDI đổ về Viêt Nam. Chính sách xanh hóa về môi trường, tín chỉ carbon cũng sẽ giúp các doanh nghiệp có quỹ đất rừng lớn hưởng lợi trong dài hạn và thu hút dòng tiền.
  1. Chứng khoán : Nhóm phân tích kỳ vọng kết quả kinh doanh quý I của ngành chứng khoán sẽ phục hồi trong bối cảnh thị trường có diễn biến tích cực kể từ đầu năm với VN-Index tăng 11,5% và thanh khoản bình quân đạt hơn 20.500 tỷ đồng trên sàn HOSE (gấp đôi cùng kỳ). Điều này được kỳ vọng sẽ giúp kết quả kinh doanh mảng môi giới và tự doanh chứng khoán tăng trưởng mạnh.
  • Hệ thống KRX khi vận hành chính thức sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thị trường và giá cổ phiếu các công ty chứng khoán. Việc triển khai hệ thống mới sẽ đem đến nhiều tiện ích hơn như cho phép giao dịch bán khống, giao dịch T+0, làm rút ngắn thời gian thanh toán và thúc đẩy hoạt động giao dịch trở nên sôi động hơn.
  • Ngoài ra, lãi suất dự báo tiếp tục duy trì ở mặt bằng thấp giúp thúc đẩy dòng tiền tìm đến các kênh đầu tư sinh lời với thanh khoản dồi dào như thị trường chứng khoán sẽ là yếu tố hỗ trợ cho ngành trong cả năm nay.
  1. Bán lẻ : Lợi nhuận các doanh nghiệp bán lẻ đã bắt đầu phục hồi từ quý 3 – 4/2023. Kỳ vọng đà phục hồi tiếp tục duy trì và các doanh nghiệp bán lẻ sẽ lấy lại mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ trong quý 1/2024 khi nền kinh tế đang có các dấu hiệu khởi sắc hơn giúp cải thiện sức cầu đối với các sản phẩm bán lẻ tiêu dùng.
  • Mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế sẽ giúp kích thích nhu cầu tín dụng tiêu dùng qua đó thúc đẩy doanh số các nhà bán lẻ.
  • Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như giảm thuế VAT sẽ hỗ trợ nền kinh tế nói chung và ngành bán lẻ nói riêng cải thiện sức cầu.
  1. Chăn nuôi : Cuối cùng, nhóm phân tích kỳ vọng kết quả kinh doanh quý đầu năm các doanh nghiệp chăn nuôi sẽ phục hồi từ mức nền thấp của cùng kỳ năm 2023 nhờ: giá lợn hơi tiếp tục xu hướng tăng và đang ở mức gần 60.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 20% so với cùng kỳ; giá một số loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như giá lúa mỳ, giá ngô đã giảm 20 – 30% so với cùng kỳ năm 2023.
  • Trong cả năm 2024, các doanh nghiệp chăn nuôi sẽ được hưởng lợi nhờ Luật chăn nuôi 2020 về việc nghiêm cấm hành vi chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư sẽ chính thức có hiệu lực từ 2025.
=> Chính vì điều đó đã ảnh hướng với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình. Tuy nhiên sẽ phát triển tập trung ở các DN lớn, quy mô các DN lớn dễ mở rộng hơn qua việc liên doanh với các hộ GĐ nhỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *