ĐƯỜNG XU HƯỚNG – TRENDLINE.
1.1 Tổng quan.
Đường xu hướng sẽ có hình dạng là đường thẳng nối liền các đỉnh (hoặc đáy) liền nhau. Đường xu hướng của 1 cổ phiếu sẽ thể hiện giá của cổ phiếu đó đang có xu hướng như thế nào trên biểu đồ giá. Có 2 loại xu hướng chính: xu hướng tăng (Uptrend); xu hướng giảm (Downtrend).
+ Nếu đường xu hướng có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước thì có nghĩa là cổ phiếu đang trong xu hướng tăng – (Uptrend)
+ Ngược lại, nếu đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước thì có nghĩa là cổ phiếu đó đang vào xu hướng giảm – (Downtrend).
Bằng việc so sánh vị trí đỉnh và đáy hiện trạng với đỉnh hoặc đáy tương ứng trước đó. Nhà đầu tư có thể dễ dàng nắm bắt được xu hướng của cổ phiếu đó.
Bước 1: Xác định mã cổ phiếu muốn vẽ đường trendline đang trong xu hướng tăng hay giảm ?. Hãy so sánh vị trí các đỉnh và đáy với nhau.
Bước 2: Đánh dấu các đỉnh, đáy trên biểu đồ.
Bước 3: Nếu xu hướng tăng, thực hiện nối các điểm đỉnh lại với nhau bằng đường thẳng. Còn với trường hợp xu hướng giảm thì hãy nối điểm đáy. Đường thẳng được tạo ra chính là đường xu hướng giá của cổ phiếu đó trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2 Ứng dụng.
Đường trendline được nối từ nhiều điểm đỉnh hoặc đáy sẽ đáng tin cậy hơn.
Khi giá chạm vào đường xu hướng nhiều lần mà không bị phá vỡ thì đó là một đường xu hướng mạnh. Vì thế khi nó bị phá vỡ thì khả năng giá break rất cao.
Đôi khi thị trường sẽ rất xấu và không thể vẽ được đường xu hướng chính xác.
Xu hướng có thể là một vùng giá, một đường parabolic, chứ không nhất thiết phải là một đường thẳng
Đường xu hướng có độ dốc càng lớn thì sẽ càng dễ bị phá vỡ. Trong trường hợp độ dốc quá ít, hay quá xa so với biến động giá thì ý nghĩa của trendline đó cũng giảm bớt. Trong trường hợp này, ta nên vẽ lại nhằm tăng tính hiệu quả.
Khi đường xu hướng bị phá vỡ, các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ sẽ đổi vai trò cho nhau. Ngưỡng kháng cự cũ sẽ thành hỗ trợ và ngược lại.
HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ.
2.1 Tổng quan.
Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự đóng vai trò quan trọng khi đầu tư và các nhà đầu tư lâu năm thường xuyên sử dụng để đưa ra quyết định giao dịch. Trong đó, kháng cự và hỗ trợ được hiểu là vùng hay giới hạn của giá chứng khoán đã diễn ra trong quá khứ. Tại đó mức giá của chứng khoán có sự chững lại hoặc đảo chiều trước khi tiếp tục một xu hướng mới (tăng/giảm).
Vùng kháng cự (Resistance) là vùng mà giá tại đó có xu hướng tăng và được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm thấp hơn, quay đầu xuống hoặc di chuyển chậm lại. Tâm lý nhà đầu tư lúc này là bán cổ phiếu nếu xác định giá đang ở trong vùng kháng cự, nhằm mục đích bảo toàn lợi nhuận.
2.2 Ứng dụng.
Đây là 2 vùng thể hiện giới hạn quan trọng được nhiều nhà đầu tư sử dụng khi phân tích thị trường chứng khoán, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định giao dịch của họ. Cụ thể, vùng hỗ trợ và kháng cự:
Là những mốc đánh dấu tâm lý giao dịch của người tham gia, nơi để người ta cân nhắc quyết định mua/bán.
Là cơ sở nhà đầu tư dựa vào để ra quyết định thoát hàng, dừng, cắt lỗ hiệu quả. Thực tế nhiều nhà đầu tư muốn đảm bảo an toàn vốn sẽ lựa chọn tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ trong vùng giới hạn.
Hỗ trợ nhà đầu tư xác định lệnh vào phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Các chuyên gia dựa vào 2 vùng này để xác định xu hướng của những biến động giá trong tương lai, từ đó ra quyết định vào lệnh mua/bán hiệu quả hơn.
MẪU HÌNH GIÁ.
3.1 Tổng quan.
Các mẫu hình trong chứng khoán được hình thành từ sự biến động của giá cổ phiếu hoặc chỉ số chứng khoán qua thời gian. Chúng được tạo ra thông qua sự tương tác giữa nguồn cung và cầu trên thị trường.
Một số yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành các mẫu hình :
Tích lũy: Trước khi một mẫu hình hình thành, thị trường thường trải qua giai đoạn tích lũy, trong đó giá cổ phiếu dao động trong một phạm vi hẹp. Điều này thể hiện sự cân bằng tạm thời giữa nguồn cung và nguồn cầu.
Giai đoạn phá vỡ: Sau giai đoạn tích lũy, giá cổ phiếu thường phá vỡ khỏi phạm vi giá trước đó. Sự phá vỡ này có thể diễn ra lên hoặc xuống, tùy thuộc vào loại mẫu hình.
Đồng thuận của các nhà giao dịch: Mẫu hình được hình thành khi các nhà giao dịch nhận ra sự kết hợp của các yếu tố kỹ thuật như: đường trung bình di động, mô hình nến, đồ thị khối lượng,…
Tác động của nguồn cung và nguồn cầu: Các mẫu hình được tạo ra do sự tương tác giữa nguồn cung và cầu trên thị trường chứng khoán. Sự thay đổi trong nguồn cung và cầu có thể tạo ra các mẫu hình đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng hiện tại.
Các mẫu hình cơ bản trong chứng khoán không phải lúc nào cũng đưa ra tín hiệu chính xác. Do đó, nhà đầu tư cần kết hợp phân tích dựa trên nhiều mô hình để có thể đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.
3.2 Mẫu hình đảo chiều.
3.2.1 Mẫu hình kim cương ( Diamond Top )
3.2.2 Mẫu hình vai đầu vai ( Head And Shoulders )
3.2.3 Mô hình 2 đáy ( Double Bottom )
3.2.4 Mẫu hình 2 đỉnh ( Double Top )
3.3 Mẫu hình tiếp diễn xu hướng.
—————————————————————————————————————————————————————————-
To be continued the series 2….
Minh Long Trịnh
ID VPS : 5518 – Mở tài khoản tại đây
Liên hệ: 0768 09 3434 (Phone/Zalo/Telegram)
Lê Xuân Hưởng
ID VPS : ZC48 – Mở tài khoản tại đây
Liên hệ: 0879 555 235 (Phone/Zalo)